SO SÁNH MICROSOFT TEAMS VÀ SLACK

Nhiều người cảm thấy rằng Microsoft Teams và Slack có các chức năng tương tự và có thể thay thế cho nhau. Rõ ràng, hai phần mềm này cùng là tạo ra một môi trường hợp tác làm việc. Chức năng chính như nhắn tin, chia sẻ tài liệu và tạo lập các cuộc họp đều có sẵn. Tuy nhiên, cả hai có những chức năng nổi bật riêng.

Microsoft Teams và Slack: Nên chọn hub làm việc nhóm nào cho phù hợp?

Slack từ lâu đã là lựa chọn cho giải pháp làm việc nhóm dựa trên nền tảng cloud. Nhưng với sự phát triển của Microsoft Teams, sự cạnh tranh đã trở lên mạnh mẽ hơn. Teams hiện tại đang cạnh tranh với Slack trong nhiều lĩnh vực. Thậm chí, một số lĩnh vực Teams còn vượt trội hơn cả Slack.
Vậy, Slack có phải là lựa chon tốt nhất cho doanh nghiệp? Hay sử dụng Teams để tiết kiệm thời gian và tiền bạc lâu dài cho doanh nghiệp? Hãy cùng TSG đánh giá các tính năng quan trọng của cả hai phần mềm để quyết định xem nên chọn Microsoft Teams hay Slack.

Trải nghiệm người dùng

Giao diện của Teams và Slack khá tương tự nhau. Các tính năng của Teams xếp theo panel dọc và có một ô tìm kiếm có các nhóm bên trong. Các kênh rất hữu ích, giúp bạn có thể thay đổi các tab trong hệ thống tab của Teams để tổ chức dễ dàng hơn.
Nếu bạn thích các trải nghiệm đơn giản hơn, Slack cho phép bạn tổ chức hub làm việc nhóm theo kênh và luồng. Slack cũng cho phép bạn thay đổi giao diện phần mềm theo sở thích cá nhân hoặc theo thương hiệu công ty.
Teams cũng cho phép thay đổi giao diện. Tuy nhiên chỉ có 3 tùy chọn mặc định là light, dark và hight-contrast.

Tính năng chat và gọi điện

Teams và Slack có các tính năng chat và gửi tin nhắn tương tự nhau. Người dùng đều có thể tạo các kênh trò chuyện theo nhóm và trò chuyện riêng. Các kênh chat giúp cả nhóm có thể giao tiếp với nhau. Cả hai nền tảng đều có các tính năng như ghim cuộc hội thoại, xóa tin nhắn, đề cập tới ai đó và chia sẻ file.
Một trong những khác biệt lớn nhất đó là, các kênh trong Teams hiển thị cho cả nhóm. Còn trong Slack, các kênh cũng có thể sử dụng cho các cuộc trò chuyện riêng.
Microsoft Teams có tính năng gửi tin nhắn cao cấp hơn đó là tích họp thêm các ảnh gif và cho phép tùy chỉnh tin nhắn như thay đổi màu sắc, phông chữ…
Tính năng gọi điện và gọi video đều có sẵn trong Microsoft Teams và Slack, chất lượng cuộc gọi cũng tương đương nhau. Sự khác biệt chính là số người có thể tham gia cuộc gọi. Trong Microsoft Teams, cuộc gọi có thể lên tới 80 người cùng tham gia. Trong khi Slack chỉ giới hạn tối đa 15 người tham gia mỗi cuộc gọi. Đây là một hạn chế cho các nhóm đông người muốn tạo cuộc gọi trao đổi cùng nhau.
Các thành viên trong Teams có thể ghi âm lại cuộc gọi, nó sẽ có trang bảng chat để cung cấp thông tin cho những người dùng để tham khảo sau đó. Các thành viên cũng có thể chia sẻ màn hình và chat với nhau trong cuộc họp video. Với Slack, người dùng có thể dễ dàng sử dụng SlackCalls để tạo các cuộc gọi thoại và video. Tuy nhiên, một số tính năng như gọi nhóm và chia sẻ màn hình chỉ có trong gói trả phí.

Các dịch vụ tích hợp

Một trong các tính năng quan trọng mà người dùng tìm kiếm hiện nay là tích hợp quản lý dự án vào trong hub làm việc nhóm của họ. Teams và Slack cho phép bạn điều phối dự án từ đầu tới cuối nhưng theo các cách khác nhau.
Một trong những điểm nổi bật của Teams là khả năng tích hợp liền mạch với các ứng dụng Office 365. Khi ban ấn vào thêm Tab, bạn có thể thêm Word, Excel, PowerPoint, Planner, SharePoint và các ứng dụng phổ biến khác mà bạn thường dùng. Điều này cho phép các thành viên trong nhóm có thể trao đổi dễ dàng hơn mà không phải chuyển đổi sang các phần mềm khác. Hơn nữa, nếu bạn đang sử dụng một phần mềm ngoài Microsoft, Teams cũng hỗ trợ các bộ kết nối tích hợp với bên thứ ba. Người dùng có thể kết nối trực tiếp tới các dịch vụ như Trello, Github hoặc Twitter và nhận thông báo về các hoạt động nhóm. Các ứng dụng và trình kết nối có thể tìm được ngay trong Microsoft Teams Hub App Store.
Slack cũng cho phép người dùng kết nối tới các ứng dụng Microsoft. Tuy nhiên trải nghiệm sẽ không được liền mạch như Microsoft Teams. Với Slack App Directory, người dùng có thể dễ dàng tích hợp hàng nghìn ứng dụng khác nhau. Với danh sách các ứng dụng được phân loại cụ thể, cùng với danh sách các ứng dụng cần thiết, người dùng có thể tìm kiếm được các ứng dụng mình cần.

Bảo mật

Microsoft Teams có tích hợp với Office 365 do đó tính gói EMS cũng có sẵn trong bản quyền của bạn. Tất cả dữ liệu được lưu trữ trong nền tảng Teams được bảo mật cấp độ doanh nghiệp. Đảm bảo cho dữ liệu của người dùng an toàn tuyệt đối.
Slack có nhiều tính năng bảo mật nổi bật là các chính sách tuân thủ GDPR và HIPAA. Các đối tác bảo mật của Slack bao gồm MobileIron, Bloomberg Vault, BlackBerry, Netskope…

Giá cả

Cả Teams và Slack đều có các phiên bản miễn phí dành cho các nhóm và doanh nghiệp nhỏ. Các tính năng chính trong bản miễn phí của Teams và Slack bao gồm:
Microsoft Teams Slack
Nhắn và tìm kiếm tin nhắn không giới hạn Tìm kiếm trong 10.000 tin nhắn gần nhất
Cho phép khách tham gia Không cho phép truy cập bên ngoài
Tối đa 300 người dùng Tối đa 8.500 người dùng
Tích hợp trên 140 ứng dụng và dịch vụ Microsoft Kết nối tới ứng dụng và dịch vụ của 10 đơn vị bên thứ 3.
10 GB dung lượng chia sẻ 5 GB dung lượng
Để sử dụng các đầy đủ các tính năng cao cấp hơn, Teams và Slack đều cung cấp các gói bản quyền cơ bản và cao cấp. Nếu bạn sử dụng các gói cao cấp nhất, cả hai đều có mức giá tương đương nhau, khoảng 12.5$/user/tháng.
Một điều quan trọng là nếu công ty bạn đang sử dụng Office 365, sẽ có sẵn Microsoft Teams đầy đủ tính năng trong gói bản quyền Office 365 của bạn. Điều này có nghĩa là bạn sẽ được sử dụng miễn phí Microsoft Teams trong gói Office 365 bạn đã mua như một tính năng có sẵn thay vì việc mua thêm một dịch vụ bên ngoài như Slack.

Tóm lại

Sự lựa chọn giữa hai giải pháp hàng đầu này phụ thuộc vào các yêu cầu cụ thể của từng doanh nghiệp. Điều quan trọng chính là người dùng của bạn quen thuộc với hub làm việc nhóm nào hơn.
Nếu bạn muốn một thiết kế đơn giản, hướng đến trải nghiệm người dùng và chỉ làm việc với một nhóm nhỏ để tìm kiếm và tương tác dễ dàng thì Slack là lựa chọn tốt.
Mặt khác, Microsoft Teams hướng đến các tính năng cao cấp, dành cho các doanh nghiệp lớn, làm việc nhóm một cách chuyên nghiệp và sử dụng để điều phối dự án thì Microsoft Teams chính là sự lựa chọn đúng đắn nhất. Hơn nữa, thay vì việc mua Slack để làm hub làm việc nhóm. Với giá tiền tương đương, bạn cũng có thể mua Office 365 bản quyền. Bạn vừa được sở hữu bộ các ứng dụng và dịch vụ của Office 365 như Word, Excel, PowerPoint, SharePoint, OneDrive, Exchange… Vừa được sở hữu hub làm việc nhóm cao cấp Teams với các tính năng đầy đủ. Hơn nữa, Microsoft Teams được tích hợp với các ứng dụng tốt hơn, giúp cả nhóm làm việc liền mạch hơn.

Mua Office 365 bản quyền tại TSG

TSG là đối tác Vàng của Microsoft tại Việt Nam. TSG nhiều năm liềnlà đối tác triển khai giải pháp Cloud hàng đầu của Microsoft. Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực phần mềm bản quyền. TSG mang có đội ngũ nhân viên tư vấn và kỹ thuật viên chuyên môn cao. Các chuyên gia của chúng tôi sẽ giúp bạn khảo sát và đánh giá nhu cầu, kinh phí và khả năng phát triển để đưa ra các gói bản quyền Office 365 phù hợp nhất cho doanh nghiệp. Đội ngũ kỹ thuật viên của chúng tôi sẽ triển khai dịch vụ Office 365 nhanh chóng, hỗ trợ dịch vụ IT 24/7.
CHỨNG NHẬN ĐỐI TÁC BẢN QUYỀN SOFT365 - CÁC HÃNG PHẦN MỀM TRÊN THẾ GIỚI
http://soft365.vn - Hotline: 0936 362 158

THÔNG TIN LIÊN HỆ MUA BẢN QUYỀN OFFICE 365 TẠI SOFT365.VN
Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ TSG
Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà ATS, 252 Hoàng Quốc Việt, Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội
Hồ Chí Minh: Tầng 2, Tòa nhà Ý Bản, 69 Thạch Thị Thanh, phường Tân Đình, TP HCM
Website: www.soft365.vn | Email: [email protected]
Điện thoại: 024 7305 0506 | 028 7308 0508
Gặp tổng đài tư vấn: Ms. Tiên | 0936 362 158 | [email protected]
Gặp kỹ thuật: Mr. Vinh | 0976 125 382 | [email protected]
GIẢI PHÁP HÀNG ĐẦU - DỊCH VỤ HOÀN HẢO
SOFT365 - ĐỐI TÁC ỦY QUYỀN CỦA CÁC HÃNG PHẦN MỀM NỔI TIẾNG TRÊN THẾ GIỚI